Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Nov 2019)
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC GIẾNG Ở VÙNG TRŨNG HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ DỰA VÀO PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Abstract
Các số liệu quan trắc chất lượng nước (CLN) giếng ở sáu xã vùng trũng huyện Hải Lăng gồm Hải Thành, Hải Dương, Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải Quế và Hải Hoà trong giai đoạn 2015–2017 với tần suất quan trắc một lần/năm (tháng 4–5 hàng năm) được thu thập. Trên cơ sở các số liệu đó và kết hợp với các kết quả lấy mẫu và phân tích CLN giếng ở ba vị trí thuộc xã Hải Ba, Hải Quế và Hải Hòa năm 2018 và 2019 (tần xuất quan trắc một lần/năm – tháng 10/2018 và tháng 5/2019), CLN giếng ở vùng khảo sát được đánh giá qua 12 thông số: pH, độ đục (Tur), TDS, COD, Cl–, N–NH4+, N–NO3–, N–NO2–, SO42–, tổng sắt tan (Fe), tổng mangan tan (Mn) và tổng coliform. Phương pháp phân tích phương sai, phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích cụm (AHC) cũng được áp dụng để đánh giá biến động CLN theo không gian và thời gian. Vùng khảo sát được phân chia thành 3 tiểu vùng (TV) có đặc trưng chất lượng nước khác nhau: TV1 gồm xã Hải Dương và xã Hải Vĩnh bị nhiễm đáng kể các chất hữu cơ (COD cao hơn); TV2 (xã Hải Thành và xã Hải Hòa) bị nhiễm phèn sắt (Fe cao hơn và pH thấp hơn); và TV3 (xã Hải Ba và xã Hải Quế) bị nhiễm đáng kể muối (TDS, Cl–, SO42–), Mn và vi khuẩn có nguồn gốc phân (tổng coliform).
Keywords