Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2019)

Tri thức bản địa về sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên

  • Đinh Thanh Sang

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.071
Journal volume & issue
Vol. 55, no. 3

Abstract

Read online

Bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ kết hợp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra theo tuyến, nghiên cứu đã ghi nhận được tri thức sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả ghi nhận đuợc 94 loài thuộc 44 họ thực vật, trong đó loài cây thân thảo được sử dụng nhiều nhất (37,2%), kế đến là thân gỗ (23,4%), thân bụi (20,2%), và ít nhất là dây leo (19,2%). Trong đó, có 59,6% số loài được sử dụng dưới dạng rau và 12,8% số loài có UI ≥ 0,8. Nhiều loài được sử dụng dưới dạng rau đã trở thành những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của 100% số hộ được phỏng vấn. Tuy nhiên, việc duy trì và vận dụng nguồn tri thức này trong bảo vệ và phát triển bền vững hệ thực vật của vườn quốc gia chưa được chú trọng. Vì vậy, cần vận dụng triệt để kiến thức, kinh nghiệm quý giá này trong việc thu hái và sử dụng, và đặc biệt ngừng ngay các phương pháp thu hái mang tính “tận diệt”. Địa phương cần thuần hóa, thuơng mại hóa những loài có giá trị kinh tế gắn liền với văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng.

Keywords