Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Mar 2024)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÂY CHANH LƯƠNG (Leptocarpus disjunctus Mast.) TỪ TỰ NHIÊN Ở MIỀN TRUNG, VIỆT NAM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI

  • Bui Van Loi,
  • Nguyen Minh Tri,
  • Pham Thanh

DOI
https://doi.org/10.26459/hueunijns.v133i1A.7297
Journal volume & issue
Vol. 133, no. 1A

Abstract

Read online

Cây Chanh lương (Leptocarpus disjunctus Mast.) là một loài cây cỏ mọc tự nhiên ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung, Việt Nam. Loài này có sức sống mạnh mẽ, mọc đơn lẻ từng khóm hay mọc liền bì bịt kín mặt cát. Khả năng thích nghi và khả năng chịu ngập nước hoặc chịu hạn rất cao. Nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng của cây Chanh lương mọc tự nhiên để làm thức ăn cho gia súc nhai lại thông qua các chỉ tiêu về chiều cao cây cao nhất, chiều cao thảm cỏ; năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein và thành phần hóa học. Thí nghiệm đã được tiến hành ở các vùng đất cát của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Thái, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại mỗi địa điểm, 5 ô nghiên cứu được chọn để bố trí thí nghiệm, tiến hành qua hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Chiều cao cao nhất của cây trong khoảng 102,58 – 104,82cm, chiều cao thảm cỏ 80,26 – 81,57cm. Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein lần lượt 10,3 – 12,4 tấn/ha/lứa, 4,1 – 4,8 tấn/ha/lứa, 0,6 – 0,7 tấn/ha/lứa. Thành phần hóa học gồm vật chất khô (DM) 43,55%, tính theo DM, CP 5,70%, EE 1,72%, CF 43,23%, ADF 43,64%, NDF 69.09% và khoáng tổng số 2,14%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng nguồn Chanh lương mọc tự nhiên ở các vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt ở Quảng Bình và Thừa Thiên Huế làm thức ăn cho gia súc nhai lại.

Keywords