Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Mar 2021)

Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Tiền Giang trên cơ sở ảnh vệ tinh giai đoạn 1988-2018

  • Phùng Thái Dương,
  • Tôn Sơn

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.010
Journal volume & issue
Vol. 57, no. 1

Abstract

Read online

Trong nghiên cứu này, tư liệu ảnh viễn thám Landsat 5-TM, 8-OLI và phương pháp phân loại có kiểm định Maximum Likelihood Classifier – MCL được sử dụng để phân loại và đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn (RNM) tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1988-2018. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 1988, 1998, 2013, 2018 và kết quả chồng xếp các bản đồ rừng ngập mặn qua các giai đoạn cho thấy diện tích RNM ở Tiền Giang giảm liên tục từ năm 1988 đến năm 2013, sau đó tăng từ năm 2013 đến năm 2018. Nếu xét trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích RNM ở Tiền Giang đã giảm 12,4% so với ban đầu, với 1.761,8 ha năm 1988 giảm xuống còn 1.543,5 ha năm 2018, giảm đi 218,4 ha. Tốc độ phục hồi của RNM được xác định là 36 ha/năm, thấp hơn so với tốc độ biến mất của chúng trong giai đoạn 1988-2018 (43 ha/năm). RNM được phục hồi chủ yếu từ mặt nước biển ven bờ (chiếm 66,6%); trồng mới RNM trong các ao nuôi tôm bị bỏ hoang, hoặc trồng RNM kết hợp với nuôi trồng thủy sản (NTTS) (chiếm 27,6%).

Keywords