Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế (Dec 2021)
CÂN BẰNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM
Abstract
Cá tra được xem là sản phẩm lợi thế của Việt Nam khi đã thâm nhập được vào các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN. Do bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, nên ngành cá tra Việt Nam sử dụng chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả chi phí: xuất khẩu với số lượng lớn, giá bán thấp, sản phẩm thô chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm đáp ứng các chứng nhận quốc tế về nuôi trồng có trách nhiệm chưa cao, kênh phân phối chưa phù hợp. Trong bối cảnh kinh doanh đang biến động, đặc biệt xu hướng tiêu dùng thay đổi do nhận thức về sức khỏe, an toàn thực phẩm, tính tiện dụng và đại dịch COVID-19, ngành cá tra nên chủ động thích ứng với xu thế mới của thị trường. Dựa trên khái niệm đường giới hạn hiệu quả chi phí đáp ứng và dữ liệu ngành trong giai đoạn 2010-2019, vị trí hiện tại của chuỗi cung ứng cá tra được nhận diện, từ đó khuyến nghị ngành cần cân bằng giữa chuỗi cung ứng hiệu quả chi phí và chuỗi cung ứng đáp ứng. Chiến lược này cần xây dựng chuỗi cung ứng tương thích với từng phân đoạn thị trường, tăng tính đa dạng sản phẩm và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, hợp tác chặt với các nhà bán lẻ hiện đại.