Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2016)
Hiệu quả áp dụng kỹ thuật 1P5G trong canh tác lúa của nhóm phụ nữ tại tỉnh An Giang và Kiên Giang
Abstract
Kỹ thuật một phải năm giảm (1P5G) là gói kỹ thuật đang được triển khai và áp dụng rộng rãi hiện nay. Tác giả chọn đề tài, nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng kỹ thuật 1P5G trong canh tác lúa tại tỉnh An Giang và Kiên Giang, đặc biệt trên đối tượng là phụ nữ trực tiếp tham gia canh tác. Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng canh tác lúa của nhóm phụ nữ; (2) Đánh giá hiệu quả kỹ thuật khi áp dụng kỹ thuật 1P5G của nhóm phụ nữ; (3) Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khi áp dụng kỹ thuật 1P5G của nhóm phụ nữ. Nghiên cứu tìm ra các kết quả như sau: hiệu quả về kỹ thuật giảm được từ 70-90 kg giống/ha/vụ và giảm từ 12 – 30 kg đạm nguyên chất sử dụng trên hecta trên vụ, giảm phun thuốc từ 2 -3 lần/vụ; sử dụng máy gặt đập liên hợp đã hạn chế thấp nhất lượng thất thoát sau thu hoạch; giảm chi phí sản xuất từ 2 – 4 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh đó, giảm số lần phun thuốc và giảm lượng hoạt chất trung bình từ 90 – 700 g a.i/ha/năm tùy vùng. Nhận thức của nhóm phụ nữ về độ độc của loại thuốc sử dụng đã thay đổi, chuyển sang sử dụng nhiều loại thuốc có độ độc 3 và 4.
Keywords