Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2012)
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ THAY NƯỚC KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA)
Abstract
Nghiên cứu này được thực hiện trong 3 tháng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa). Thí nghiệm được bố trí với 6 chế độ thay nước khác nhau theo số ngày là 1 (NT1), 3 (NT2), 5 (NT3), 7 (NT4), 10 (NT5) và 15 (NT6) với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Số lượng ốc được thả vào mỗi bể PVC (diện tích ~0,8m2) là 20 con nhỏ (20 ? L ? 25mm) và 20 con trưởng thành (L ? 30mm). Kết quả cho thấy chu kỳ thay nước đã ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống của ốc len ở cả hai kích cỡ thí nghiệm (p<0,05). Tỷ lệ sống của ốc len giống (43,3%) và trưởng thành (66,7%) đạt cao nhất ở nghiệm thức thay nước mỗi ngày. Tăng trưởng về chiều cao vỏ (28 ?m/ngày) và khối lượng (11,9 mg/ngày) của ốc len giống ở NT1 và NT2 cao hơn so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Đối với giai đoạn trưởng thành, ốc len ở NT1 và NT2 cũng có tốc độ tăng trưởng về chiều cao (34,0 và 40,5 àm/ngày), chiều rộng (9,6 và 4,2 àm/ngày) và khối lượng (20,6 và 14,0 mg/ngày) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). ...