Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2013)
MÔ PHỎNG ĐỘNG THÁI ĐẠM HỮU DỤNG TRONG ĐẤT LÚA BẰNG PHẦN MỀM STELLA
Abstract
Đặc tinh của đất lúa ngập nước là bón đạm (N) cao, sự mất N cao và hiệu quả sử dụng thấp. Mô hình mô phỏng là công cụ hỗ trợ mạnh cho ước đoán lượng N tối hảo cho cánh đồng chuyên biệt và giúp tránh bón thừa hoặc bón thiếu N. Đề tài được thực hiện với sử dụng phần mềm Stella để thiết kê chu trình N. Dữ liệu cơ sở sử dụng cho thiết kê mô hình được thu thập từ kết quả nghiên cứu thực tế trên đất lúa Giồng Riềng-Kiên Giang. Kết quả cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu trình N khoáng hóa mô phỏng trong đất là lượng thải thực vật có được từ sinh khối cây trồng được tạo nên ở vụ trước. Kết quả mô phỏng cũng cho thấy lượng đạm được khoáng hóa trong một vụ là 25 kg ha-1, trong khi lượng đạm hút thu trong cây lúa là 45 kg ha-1. Khi bón đạm, lượng N hút thu mô phỏng của cây lúa là 80 kg ha-1, đây là lượng N được cân bằng với các tiến trình bốc hơi N, khoáng hóa và mùn hóa xảy ra trong đất. Mô phỏng được diễn biến của N trong đất và nhu cầu N của cây sẽ là cơ sở giúp ta bổ sung phân đạm đáp ứng nhu cầu cây trồng một cách hợp lý.