Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2022)
Sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp: Tiềm năng và hướng ứng dụng cho năng lượng tái tạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
Abstract
Năng lượng tái tạo đang là xu hướng trở thành một trong những nguồn sản xuất điện chính trong tương lai để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch để giảm phát thải CO2, đảm bảo an ninh năng lượng và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Năng lượng sinh khối có tiềm năng phát triển rất lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long với nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào là nguyên liệu có thể tạo lượng điện tương đương 113.000 GWh, chiếm 33,4% cả nước. Trong các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ (29 triệu tấn) và bã mía (8 triệu tấn) rất có tiềm năng với sản lượng hằng năm rất lớn có thể tạo ra công suất điện hơn 3000 MW. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức về chính sách phát triển, công nghệ, đặc tính của các nguồn sinh khối cũng như khả năng lưu trữ và cung ứng, với yêu cầu chuyển dịch sang nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và những thuận lợi của vùng sẽ là động lực để năng lượng sinh khối phát triển tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Keywords