Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2014)

DINH DƯỠNG KHOÁNG ĐẠM, LÂN VÀ KALI CỦA CÂY ĐẬU XANH TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT (ARENOSOLS), ĐẤT NÂU VÀNG (LIXISOLS) VÀ ĐẤT NÂU ĐỎ (FERRALSOLS) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

  • Khương Nguyễn Quốc,
  • Trần Bá Linh,
  • Ngô Ngọc Hưng

Journal volume & issue
no. 30

Abstract

Read online

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hấp thu NPK và đánh giá đáp ứng năng suất hạt đậu xanh ba loại đất dựa trên kỹ thuật lô khuyết. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức phân bón (NPK, NP, NK và PK) trên ba loại đất (đất cát, đất nâu vàng và đất nâu đỏ) được thực hiện ở nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ? Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng dưỡng chất trong hạt đậu xanh khi bón đủ NPK trên ba loại đất được sắp xếp theo thứ tự là đất nâu vàng (3,50; 0,17; 0,31%), đất cát (3,88; 0,18; 0,36%) và đất nâu đỏ (3,35; 0,16; 0,35%). Năng suất hạt đậu xanh ở nghiệm thức bón đủ NPK trên đất cát, đất nâu vàng và đất nâu đỏ được xếp theo thứ tự là 7,24; 8,43 và 5,97 g/chậu. Cùng với năng suất hạt đạt được trên ba loại đất này, hấp thu dưỡng chất trên chậu của cây đậu xanh theo thứ tự NPK là: 302 - 495 mgN, 15 - 27 mgP2O5 và 50 ? 90 mgK2O. Dựa trên sự đáp ứng năng suất của đậu xanh trên các nghiệm thức bón khuyết dưỡng chất cho thấy không bón đạm, lân đưa đến năng suất thấp trên cả ba loại đất, nhưng không bón kali chỉ đưa đến năng suất thấp trên đất cát và đất nâu đỏ. Đáp ứng năng suất của phân NPK là 2,60 ? 3,40 g/chậu, 0,93 ? 1,55 g/chậu, 0,50 ? 1,99 g/chậu, theo thứ tự.

Keywords