Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)
THàNH PHầN CáC LOàI ỐC NƯớC NGọT - Ký CHủ TRUNG GIAN CủA CáC LOàI SáN Lá Ký SINH Ở VậT NUÔI TạI HAI TỉNH VĩNH LONG Và ĐồNG THáP
Abstract
Qua thu thập 5.636 ốc nước ngọt từ đồng lúa, ao, mương, kênh, rạch tại hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Dựa vào hệ thống phân loại ốc nước ngọt của Somsak Panha (1982), John B.Burch (1982), Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm văn Miên (1980), chúng tôi đã định danh và phân loại được 14 loài ốc nước ngọt ở cả 2 tỉnh khảo sát bao gồm Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Indoplanorbis exustus, Clea sp.., Bithynia siamensis, Mekongia sp., Eyriesia sp., Adamietta sp, Melanoides tuberculata, Sermyla sp., Tarebia granifera, Pomacea canaliculata, Trochotaia sp., và Filopaludina martensi martensi thuộc 7 họ: Lymnaeaidae, Planorbidae, Buccinidae, Thiaridae, Viviparidae, Bithynidae, Ampullariidae. Các loài ốc nước ngọt có tần số xuất hiện cao ở loài ốc Lynmaea swinhoei (17,09%), Bithynia siamensis (12,74%), Lymnaea viridis (11,43%), Eyriesia sp. (9,07%), Tarebia granifera (8,41%), Pomacea canaliculata (8,22%), Melanoides tuberculata (7,75%), Mekongia sp. (7,35%), Indoplanorbis exustus (7,19%), và các loài ốc có tần số xuất hiện thấp như Clea sp. (5,61%), Adamietta sp. (3,25%), Trochotaia sp. (1,17%), Sermyla sp. (0,59%), và Filopaludina martensi martensi (0,16%). Trong 14 loài được tìm thấy có 13/14 loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của các loài sán lá gây bệnh cho người và vật nuôi và 1/14 loài ốc Pomacea canaliculata là ký chủ trung gian của loài giun tròn Angiostrongylus cantonnensis gây bệnh giun mạch trên người.