Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Mar 2021)

Phân bố hàm lượng chất rắn lở lửng (TSS) tỉnh An Giang sử dụng ảnh viễn thám sentinel 2A

  • Nguyễn Thị Hồng Điệp,
  • Trần Sỹ Nam,
  • Phạm Duy Tiễn,
  • Trần Bá Linh,
  • Nguyễn Hồ,
  • Trần Thanh Giám,
  • Đinh Thị Cẩm Nhung

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.001
Journal volume & issue
Vol. 57, no. 1

Abstract

Read online

Trầm tích lơ lửng (phù sa) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng, có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và cả hệ sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy tương quan giữa giá trị chỉ số vật chất lơ lửng (Normalized Suspended Material Index) trên ảnh và lượng phù sa thực tế để thành lập bản đồ phân bố phân bố không gian hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt (phù sa). Kết quả xác định hệ số R2 trong các hàm hồi quy này đạt 0,868 cho đợt quan trắc ngày 18/10/2019. Kết quả xác định hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng từ ảnh Sentinel 2A tỉnh An Giang có giá trị dao động trong khoảng từ 0-100mg/l. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng tập trung chủ yếu trên các cánh đồng ngập nước, vùng thượng nguồn và cuối nguồn dọc theo tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy dữ liệu ảnh Sentinel 2 có khả năng hỗ trợ xây dựng bản đồ phân bố hàm lượng chất lơ lửng nước mặt cụ thể năm 2019 với độ tin cậy cao. Kết quả này là tiền đề cho các đề tài nghiên cứu có liên quan đến tăng giảm hàm lượng phù sa hay chất lượng phù sa vùng ĐBSCL đặc biệt là các vùng cửa sông tại Việt Nam.

Keywords