Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa học Xã hội (Oct 2011)

Development of Sociology Viewpoints Facing Challengers of Environmentals Issues

  • Nguyễn Xuân Nghĩa

Journal volume & issue
Vol. 6, no. 1
pp. 12 – 19

Abstract

Read online

Trước những thách thức to lớn của những vấn đề môi trường mà xã hội loài người đang đổi diện, các nhà xã hội học xuất phát từ những sự kiện, suy tư và khái quát hoá thành các lý thuyết để lý giải cách hệ thống những vấn đề trên. Bài viết phác thảo lại sự phát triển các quan điểm này, từ các quan điểm truyền thống, cổ hữu trong tư tưởng xã hội học như thuyết chức năng. thuyết xung đột và thuyết tương tác biểu tượng, đến các quan điểm mới xuất hiện trong những tháp kỳ gần đây: xã hội học về tiêu thụ và vấn đề môi trường, thuyết về xã hội ngay cơ, quan điểm phát triển bền vững, lý thuyết hiện đại hoả sinh thái và cuối cùng quan điểm về cóng bằng và quyền của công dân về sinh thải. Các quan diễm này có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thay đổi các mỗi quan hệ giữa con người và mỏi sinh. Năm 2003, Martin Rees, nhà thiên văn học nổi tiếng nhất ở Vưng quốc Anh hiện nay, xuất bản cuốn sách gây “sốc” cho cả thế giới với nhan đề Thế kỷ cuổi cùng của chúng ta, với phụ đề “Nhân loại có sẽ tồn tại đến hết thế kỷ 21 không?”. Ông đưa ra các sự kiện và lập luận rằng những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật của các ngành công nghệ như sinh học, thông tin, nano và khoa học không gian, không chỉ mở ra cho con người những viễn ảnh tốt đẹp, nhưng còn hàm chứa những khia cạnh đen tối (dark side), những hậu quả không lường trước được như thảm hoạ hạt nhân, vũ khí sinh học do khủng bố hay do xung đột giữa các quốc gia, những sai lầm trong phòng thí nghiệm tạo ra những cần bệnh mới. Bên cạnh đó những vẫn đề mỏi trưởng rất cấp bách đang dược để cập đến, như: ô nhiễm không khí và nước, chất thải rắn, xói mòn đất và sa mạc hoa, thực phẩm biển đổi gen, đa dạng sinh học giảm dần, hiện tượng trái đất ẩm dần lên và biến đổi khí hậu. Và Martin Rees đưa ra xác suất 50/50 cho sự tồn tại của con người vào cuối thế kỷ này. Trước những vấn đề môi trường, trong ngành xã hội học đã xuất hiện môn học xã hội học về môi trưởng (environmental sociology) có nhiệm vụ “tim hiểu những niềm tin của con người, thái dộ của họ về môi trưởng của minh và những phương cách mà cơ cấu xã hội ảnh hưởng đến họ và góp phần vào việc lạm dụng dai dẳng với mỏi trường" (Cabie & Cable, 1995, tr. 5). Cũng như những nhà nghiên cứu khác, các nhà xã hội học về môi trường tiếp cận vấn đề bằng quan điểm xã hội học này hay quan điểm xã hội học khác. Trước những biến đổi nhanh chóng của các vấn để môi trường, các quan điểm xã hội học cũng nhanh chóng thích ứng. Bài viết này phác thảo lại các quan điểm xã hội học truyền thống và những quan điểm mới xuất hiện trong thời gian gần đây