Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2016)

Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến Sông Hậu

  • Nguyễn Thị Kim Liên,
  • Vũ Ngọc Út,
  • Trương Quốc Phú,
  • Dương Thị Hoàng Oanh,
  • Lâm Quang Huy

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.138
Journal volume & issue
no. 43

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu làm cơ sở cho việc quản lý và bảo vệ nguồn nước trên sông này. Mẫu nước được thu vào mùa mưa (tháng 6/2013 và tháng 9/2013) và mùa khô (tháng 12/2013 và 3/2014) tại 14 điểm trên sông chính và 22 điểm trên sông nhánh để phân tích một số thông số chất lượng nước. Kết quả cho thấy ở hầu hết các vị trí thu mẫu nhiệt độ và pH phù hợp với đời sống của thủy sinh vật, độ đục và TSS vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Hàm lượng DO giữa các khu vực dao động trong khoảng 1,76-7,96 mg/L, trung bình 4,9±1,4 mg/L. Hàm lượng các chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Giá trị trung bình của TAN, N-NO3-, TN, P-PO43-, TP, COD và TOM ghi nhận được lần lượt là 0,26±0,26 mg/L, 0,11±0,07 mg/L, 1,17±0,6 mg/L, 0,1±0,07 mg/L, 0,29±0,25 mg/L, 14,3±6,3 mg/L và 5,7±1,4%. Kết quả phân tích PCA cho thấy có qui luật biến động chung của một số thông số chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu. Hàm lượng vật chất lơ lửng đạt giá trị cao vào mùa mưa, trong khi hàm lượng dinh dưỡng và vật chất hữu cơ có giá trị cao nhất vào mùa khô. Nhìn chung, chất lượng nước trên sông Hậu khá giàu dinh dưỡng, đặc biệt ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

Keywords