Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2016)

Ảnh hưởng của độ sâu làm đất và biện pháp xử lí rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn tại tỉnh Đồng Tháp

  • Mai Vũ Duy,
  • Nguyễn Thị Thúy Quyên,
  • Nguyễn Mạnh Tường,
  • Lê Vĩnh Thúc,
  • Nguyễn Thành Hối

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2016.108
Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra độ sâu cày đất và biện pháp xử lý rơm rạ thích hợp cho sinh trưởng và năng suất lúa 3 vụ trên đất phèn tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp vào vụ Thu Đông, 2015. Thí nghiệm với thừa số 2 nhân tố và 3 lần lặp lại được bố trí ở điều kiện đồng ruộng theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD); Nhân tố 1 là 5 độ sâu làm đất: (1) không cày, (2) cày ở độ sâu 5 cm, (3) cày ở độ sâu 10 cm, (4) cày ở độ sâu 15 cm, (5) cày ở độ sâu 20 cm. Nhân tố 2 gồm 3 biện pháp xử lí rơm rạ: (1) không xử lí (vùi rơm vào đất), (2) vùi rơm có xử lí chế phẩm Trichomix-DT và (3) vùi rơm có xử lí chế phẩm Dascella. Kết quả cho thấy, vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng số chồi/m2, độ cứng lóng số 4; số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, năng suất lí thuyết và năng suất thực tế. Cày ở độ sâu 20 cm giúp gia tăng chiều cao cây (60 ngày sau sạ), chiều dài rễ (40 ngày sau sạ), hàm lượng chlorophyll a, b; độ cứng lóng 4; số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, năng suất lí thuyết và năng suất thực tế. Cày ở độ sâu 20 cm kết hợp với vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng độ cứng lóng số 4 và năng suất thực tế (5,34 tấn/ha).

Keywords