Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2020)

Phân tích hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đạt tiêu chuẩn chứng nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

  • Huỳnh Văn Hiền,
  • Nguyễn Văn Sánh,
  • Nguyễn Thanh Phương

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2020.060
Journal volume & issue
Vol. 56, no. 3

Abstract

Read online

Hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn chứng nhận được ước lượng qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas. Kết quả ước lượng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật (TE) của mô hình trung bình là 69%, trong đó nuôi cá tra có chứng nhận cao hơn so với chưa chứng nhận (77% so với 65%). Năng suất mất đi do sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào của mô hình trung bình là 262 tấn/ha/vụ, trong đó nhóm chưa chứng nhận là 295 tấn/ha/vụ và nhóm chứng nhận là 183 tấn/ha/vụ. Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng (tương quan thuận) đến hiệu quả sản xuất bao gồm mật độ thả giống, hệ số FCR, ngày công lao động, chi phí thuốc thú y thủy sản và chi phí khác. Các yếu tố làm kém hiệu quả trong sản xuất bao gồm số lần được tập huấn, số ao lắng, số ao nuôi và thời gian nuôi.

Keywords