Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2016)
Đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bước đầu khảo sát ảnh hưởng của các gốc ghép ớt đến khả năng chống chịu bệnh héo vi khuẩn trên ớt sừng trong điều kiện nhà lưới
Abstract
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu (i) chọn ra chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum có khả năng gây hại cao và (ii) đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của giống ớt sừng vàng Châu Phi được ghép trên gốc ghép ớt khác nhau trong điều kiện nhà lưới. Kết quả phân lập được 6 chủng vi khuẩn Ralstonia solanaceraum phân bố tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Kiên Giang. So sánh khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanaceraum trong điều kiện nhà lưới bằng phướng pháp tưới huyền phù vi khuẩn (4x1010cfu/ml) vào đất giai đoạn cây có 4 - 5 lá thật (22 ngày sau khi gieo), 5 ml/cây. Kết quả cho thấy, 6 chủng vi khuẩn được sử dụng đều có khả năng gây bệnh héo xanh do vi khuẩn bắt đầu từ 12 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo. Thời điểm 32 ngày sau khi lây bệnh, 6 chủng vi khuẩn đều gây hại trên giống ớt sừng vàng Châu phi, trong đó 2 chủng vi khuẩn phân lập ở Thanh Bình - Đồng Tháp gồm Rs1 (Tân Bình) và Rs2 (Tân Quới) có tỉ lệ bệnh (93,79% và 95,78%) và cấp bệnh (2,32 - 2,50) cao hơn so với các chủng còn lại, trong khi đó đối chứng - không chủng bệnh hoàn toàn không có bệnh, vì vậy 2 chủng vi khuẩn này được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây ớt sừng ghép gốc. Thời điểm 40 ngày sau khi lây bệnh, các gốc ớt ghép TN592, TN557 và hiểm 27 (2,50%) cho kết quả kháng bệnh tốt hơn với tỉ lệ bệnh trong khoảng 0,00 - 7,15% và cấp bệnh dao động từ 0,00 - 0,83, thấp hơn có khác biệt so với đối chứng - không ghép (tỉ lệ bệnh 54,18% và cấp bệnh 1,77).
Keywords