Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)

ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH TRÍCH LY ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA TỪ ĐẬU NÀNH

  • Dương Thị Phượng Liên,
  • Hà Thanh Toàn,
  • Phan Thị Bích Trâm

Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở xác lập điều kiện tối ưu của các biến phụ thuộc ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly polyphenol và khả năng chống oxy hóa của đậu nành (Glycine max L.). Các yếu tố khảo sát bao gồm loại dung môi sử dụng (methanol, ethanol và acetone); nồng độ dung môi (40, 50, 60, 70, 80 và 90 % v/v); tỷ lệ đậu nành trong dung môi (1:4, 1:6, 1:8, 1:10) và số lần trích ly (2, 3, 4); thời gian trích ly (2, 3, 4 giờ) và nhiệt độ (30, 40, 50, 60oC). Hiệu quả quá trình trích ly polyphenol thể hiện qua hàm lượng polyphenol tổng số (TPC) và flavonoid tổng số (TFC) cũng như hoạt tính chống oxy hóa thông qua khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (1,1?diphenyl?2?picrylhydrazyl) được sử dụng như chỉ tiêu đánh giá. Nhìn chung, hiệu suất trích ly cao khi sử dụng dung môi acetone 70%; tỷ lệ đậu nành và dung môi thích hợp là 1:6 với 3 lần trích ly. Hiệu suất trích ly có thể được nâng cao khi trích ly ở nhiệt độ 40oC trong 3 giờ cho mỗi lần trích.

Keywords