Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2024)

Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn ương giống bằng công nghệ biofloc

  • Huỳnh Hoàng Sơn,
  • Châu Tài Tảo

DOI
https://doi.org/10.22144/ctujos.2024.487
Journal volume & issue
Vol. 60, no. 6

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm xác định độ kiềm thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) giống ương theo công nghệ biofloc, thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức độ kiềm: 80, 120, 160 và 200 mgCaCO3/L. Tôm giống có khối lượng 0,01 g/con được bố trí vào bể composite có thể tích 250 L, độ mặn 15‰, mật độ ương 2.000 con/m3 và rỉ đường được sử dụng để tạo biofloc với tỷ lệ C:N = 10:1. Sau 28 ngày ương, các yếu tố môi trường đều nằm trong phạm vi thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Thể tích biofloc dao động từ 2,89 đến 3,12 mL/L, cao nhất ở nghiệm thức 160 mgCaCO3/L (3,12±0,09 mL/L) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Khi kết thúc thí nghiệm, tôm ở nghiệm thức 120 mgCaCO3/L có tăng trưởng (4,03±0,01 cm/con, 0,44±0,017 g/con), tỷ lệ sống (90,2±2,12%) và sinh khối (1.803±43 con/m3) cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Như vậy, ương giống tôm sú theo công nghệ biofloc ở độ kiềm 120 mgCaCO3/L là tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại.

Keywords