Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2018)

Đa dạng thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

  • Phạm Thị Thanh Mai

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2018.081
Journal volume & issue
Vol. 54, no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi thực địa và thu mẫu tại 40 ô tiêu chuẩn trên 10 sinh cảnh điển hình; định loại và sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại; phân tích, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài và dạng thân các loài thực vật. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 264 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) thuộc 176 chi, 65 họ, 37 bộ và 7 phân lớp. Trong đó, phân lớp Hoa hồng (Rosidae) là đa dạng nhất và chiếm ưu thế nhất với 69 loài, họ Đậu (Fabaceae) có 24 loài. Hệ thực vật nơi đây có 5 dạng thân chính: Cây thân gỗ, cây thân thảo, cây thân bụi, dây leo và cây ký sinh, trong đó, dạng cây thân thảo chiếm ưu thế với 122 loài. Giá trị sử dụng của thực vật được chia làm 10 nhóm chính, trong đó có 105 loài cây làm cảnh và 94 loài cây làm thuốc. Khu di tích có 2 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) cấp VU - Sẽ nguy cấp, Mù u (Callophyllum inophyllum L.) cấp LR - Ít nguy cấp và có 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại là Mai dương (Mimosa pigra L.), Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle), Trâm ổi (Lantana camara L.), Cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) R. King et H. Robins), Cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.) và Cúc xuyến chi (Wedelia trilobata (L.) Hitch). Cũng trong nghiên cứu này, 160 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) được bổ sung vào Danh lục các loài thực vật Khu di tích Xẻo Quýt.

Keywords