Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2016)

Ảnh hưởng của selenium hữu cơ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu sốc độ mặn của cá khoang cổ (Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830)

  • Phạm Thị Anh,
  • Hồ Sơn Lâm

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.060
Journal volume & issue
no. 43

Abstract

Read online

Nghiên cứu này được thực hiện trong 8 tuần nhằm đánh giá ảnh hưởng của selenium hữu cơ (OS) đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu sốc độ mặn của cá khoang cổ (Amphiprion ocellaris). Khối lượng và chiều dài trung bình ban đầu của cá lần lượt là 0,7± 0,1g và 3,5± 0,5cm. Cá được cho ăn 2 lần/ngày. Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức bao gồm: 0,1gOS/kg; 0,3gOS/kg; 0,5gOS/kg và 0,7gOS/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng (-OS). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong bể có thể tích 30 Lít với mật độ 15 cá thể/bể. Kết quả cho thấy sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của cá khoang cổ ở các hàm lượng Selenium hữu cơ khác nhau. Cá được cho ăn OS với lượng 0,5g/kg thức ăn cho tốc độ tăng trưởng cao nhất với chiều dài và khối lượng khi kết thúc thí nghiệm lần lượt là: 4,24 ± 0,10 cm và 1,40 ± 0,10 g, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 0,3 và 0,5g OS/kg thức ăn về tốc độ tăng trưởng. Cá ở nghiệm thức 0,5g OS/kg thức ăn cho tỷ lệ sống cao nhất (91%) và khả năng chịu sốc độ mặn tốt nhất.

Keywords