Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2021)

Nghiên cứu sản xuất nano-hydroxyapatite từ xương cá ngừ (Thunnus tonggol) và đánh giá khả năng tương thích sinh học

  • Nguyễn Trí,
  • Nguyễn Thị Mai Phương,
  • Nguyễn Thị Thùy Vân,
  • Nguyễn Phụng Anh,
  • Dương Huỳnh Thanh Linh,
  • Nguyễn Thị Hồng Nơ,
  • Phan Hồng Phương,
  • Đoàn Văn Hồng Thiện,
  • Ha Huynh Ky Phuong

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.109
Journal volume & issue
Vol. 57, no. 4

Abstract

Read online

Trong bài báo này, ảnh hưởng của điều kiện thủy nhiệt và nung đến cấu trúc của nano-hydroxyapatite được tổng hợp từ xương cá ngừ bằng phương pháp thủy nhiệt đã được nghiên cứu. Các tính chất lý hóa của sản phẩm nano-hydroxyapatite được xác định bằng các phương pháp phân tích hiện đại như nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR), hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FE-SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và quang phổ huỳnh quang tia X (XRF). Kết quả phổ XRD cho thấy điều kiện thủy nhiệt và nung ảnh hưởng đến độ kết tinh cũng như độ tinh khiết của hydroxyapatite. Các điều kiện thích hợp để tổng hợp nano-hydroxyapatite đã được xác định cụ thể thủy nhiệt ở 120°C trong 7 giờ và nung ở 800°C trong 1 giờ. Ở các điều kiện phù hợp, nano-hydroxyapatite thu được có kích thước hạt 30–100 nm và đạt diện tích bề mặt BET 15,8 m2/g, thể tích lỗ xốp 0,018 cm3/g, và đường kính lỗ xốp 23,0 Å. Tỷ lệ mole của Ca/P trong nano-hydroxyapatite được tổng hợp là 1,67 bằng tỉ lệ xác định theo lý thuyết trong hydroxyapatite. Sản phẩm nano-hydroxyapatite có độ kết tinh và tương thích sinh học cao khi thử nghiệm trong môi trường cơ thể người giả lập (SBF - Simulated Body Fluid).

Keywords