Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2008)

CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG VUÔNG NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH Ở LÂM NGƯ TRƯỜNG LÂM GIANG 1, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

  • Trương Thị Nga

Journal volume & issue
no. 9

Abstract

Read online

Mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh phụ thuộc vào số năm canh tác, kiểu thiết kế rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện ở mô hình rừng tôm kết hợp có tỷ lệ rừng tôm 6/4 thời gian canh tác 10 năm và mô hình rừng tôm tách biệt có tỷ lệ 7/3 vừa được đưa vào canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ N-NO3- thấp (0,22-0,25 mg/L) không thích hợp cho tôm phát triển (0,4-0,8 mg/L). Nồng độ P-PO43- rất thấp (0,02-0,03 mg/L). Hàm lượng oxy hòa tan DO là 3,84 mg/L thấp hơn giới hạn chịu đựng 4 mg/L ở kiểu rừng tôm tách biệt, và 6,05 mg/L ở mô hình rừng tôm kết hợp. Nồng độ H2S cao gấp 4-6 lần so với giới hạn chịu đựng của tôm (0,05 mg/L) ở cả 2 mô hình. Các chỉ tiêu độ mặn, độ kiềm, pH, và độ trong thích hợp cho tôm phát triển. Nồng độ H2S cao sẽ tạo nên rủi ro, giảm năng suất cho người nuôi lúc thu hoạch. Cần mé nhánh cây rừng dọc theo bờ mương nhằm hạn chế nồng độ H2S cao do sự rơi rụng và phân hủy của lá.

Keywords