Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2015)

Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới đến năng suất và phát thải methane (CH4) trong sản xuất lúa tại Gò Công Tây - Tiền Giang

  • Huỳnh Quang Tín,
  • Nguyễn Văn Sánh,
  • Trần Kim Tính,
  • Võ Văn Bình,
  • Trần Thị Huyền Trang

Journal volume & issue
no. 38

Abstract

Read online

Quản lý nước được biết là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính nông học, thành phần năng suất và giảm phát thải khí nhà kính của sản xuất lúa. Thí nghiệm được tiến hành với ba mức độ tưới khác nhau được thử nghiệm vào vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Các chỉ tiêu nông học, lượng phát thải khí methane (CH4) và chi phí sản xuất được thu thập định kỳ và số liệu được phân tích biến động (ANOVA) giữa các nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lúa khô của nghiệm thức canh tác theo truyền thống (NT-3) thấp (6,6 t/ha) hơn và khác biệt ý nghĩa với NT-1 (7,3 t/ha) và NT-2 (6,8 t/ha). Lợi nhuận từ NT-1 cao hơn 7,4 tr.đ/ha khác biết rất ý nghĩa so với NT-3. Nghiệm thức-1 và NT-2 có số lần bơm nước ít hơn 50% đã tiết kiệm lượng nước rất đáng kể so với NT-3. Áp dụng NT-1 giảm lượng phát thải khí methane (CH4) là 5,9 tấn CO2e/ha/vụ so với NT-3. Qua thí nghiệm trên, mô hình 1P6G và tưới “ngập khô xen kẽ” mang lại lợi ích kinh tế cao và là tiềm năng ứng dụng rộng cho sản xuất lúa gạo sạch và ít phát thải của mô hình cánh đồng lớn ở Đồng băng sông Cửu Long.

Keywords