Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2018)

Giun nhiều tơ và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững

  • Huỳnh Phước Vinh,
  • Vũ Ngọc Út

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2018.019
Journal volume & issue
Vol. 54, no. CĐ Thủy sản

Abstract

Read online

Giun nhiều tơ là một nhóm lớn của ngành giun đốt với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng dành hầu hết thời gian sống bên dưới nền đáy trong những hang tự đào có dạng hình chữ U. Giun nhiều tơ được biết đến đầu tiên như là mồi câu cá ở nhiều nơi trên thế giới. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy nhóm giun nhiều tơ có nhiều đóng góp trong cải thiện môi trường và đóng góp vào các quá trình phân hủy sinh học tự nhiên; ngoài ra, giun nhiều tơ còn là nguồn thức ăn quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và được ứng dụng như là một mắt xích quan trọng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững – hệ thống nuôi trồng thủy sản với nhiều bậc thức ăn khác nhau. Bài viết này sẽ tóm tắt một số đặc điểm sinh học của giun nhiều tơ và nêu ra tầm quan trọng của chúng trong nuôi trồng thủy sản.

Keywords