Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2019)

Ảnh hưởng của CO2 lên tỉ lệ sống, tăng trưởng, enzyme tiêu hóa và glucose của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) giai đoạn tôm bột đến tôm giống

  • Đỗ Văn Bước,
  • Châu Tài Tảo,
  • Trần Ngọc Hải,
  • Đỗ Thị Thanh Hương,
  • Nguyễn Thanh Phương,
  • Atsushi Ishimatsu

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.077
Journal volume & issue
Vol. 55, no. 3

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của CO2 lên tỉ lệ sống, tăng trưởng, hoạt tính enzyme tiêu hóa và glucose của tôm thẻ chân trắng giai đoạn bột (postlarvae 15) đến tôm giống. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức hàm lượng CO2 là 2,32; 7,81; 19,02 và 45,6 mg/L tương ứng với các mức pH là 8,1; 7,6; 7,2 và 6,8; và được lặp lại 3 lần. Tôm có kích cỡ ban đầu là 0,019 g/con và 1,20 cm/con được ương trong bể 200 L, mật độ 100 con/bể và độ mặn 15‰. Sau 45 ngày, tỉ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng cao nhất là 70,0%, và thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L (28,3%). Tăng trưởng của tôm thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L lần lượt là 1,09 g/con và 4,69 cm/con. Hoạt tính enzyme tiêu hóa thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L. Hàm lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L (37,5 mg/100 mL). Hàm lượng CO2 cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, tỉ lệ sống, giảm hoạt tính một số enzyme tiêu hóa và tăng hàm lượng glucose trong máu của tôm thẻ chân trắng.

Keywords