Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2009)
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN VÙNG ĐẤT LÚA VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG - TIỀN GIANG
Abstract
Nhằm xác định các mô hình canh tác phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng ngọt hóa Gò Công, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát PRA tại huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông để xác định các mô hình triển vọng tại các tiểu vùng sinh thái của vùng ngọt hóa. Hai mươi tám nông dân được chọn để theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế trong 2 năm 2006-2007. Kết quả theo dõi qua hai năm (2006-2007) cho thấy các mô hình sản xuất đều đem lại nhuận cao, trung bình lợi nhuận mô hình 1 lúa - 2 màu là cao nhất (46 triệu/ha/năm), kế đến là mô hình 2 lúa - màu (35,6 triệu/ha/năm). Hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất ở mô hình 3 vụ lúa (1,24), kế đến là mô hình 1 lúa - 2 màu (1,1) và mô hình 2 lúa - màu (1,03). Về mặt hiệu quả kinh tế cao, 3 mô hình được khuyến cáo cho vùng ngọt hóa Gò Công là 1 lúa - 2 màu; 2 lúa - màu và 3 vụ lúa chất lượng cao.