Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2016)

Khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Cao Mỹ Khanh,
  • Nguyễn Đức Toàn

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.051
Journal volume & issue
no. 43

Abstract

Read online

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang lưu giữ một bề dày giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer với những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước. Các di sản văn hóa (DSVH) ở ĐBSCL không chỉ có giá trị trong việc giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con người mà còn đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong hoạt động du lịch. Những DSVH, đặc biệt là DSVH phi vật thể như các loại hình trình diễn nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội, làng nghề... đều là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với ĐBSCL. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số DSVH phi vật thể nổi bật ở ĐBSCL và đề xuất những phương hướng nhằm khai thác có hiệu quả trong hoạt động du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống của địa phương.

Keywords