Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2015)
ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP MẶN CỒN ÔNG TRANG, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU
Abstract
Nghiên cứu nhằm tính toán lượng carbon tích lũy dưới mặt đất rừng ngập mặn trên ba dạng địa hình tương ứng ba loài cây chiếm ưu thế là Vẹt Tách (Avicennia alba) tại địa hình cao, Đước Đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại địa hình trung bình và Mắm Trắng (Bruguiera parviflora) tại địa hình thấp ở cồn Ông Trang làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Áp dụng phương pháp lập ô định vị của Kauffman & Donato (2012) trên mỗi dạng địa hình lập ba ô tiêu chuẩn theo dạng hình tròn, tại mỗi ô tiêu chuẩn đo đạc đường kính thân cây ngang ngực (DBH1,3) và thu mẫu đất để tính toán khả năng tích lũy carbon rễ cây và carbon đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tích lũy carbon rễ tại địa hình trung bình (Đước Đôi) cao nhất 38,14 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 30,21 tấn/ha, thấp nhất là địa hình thấp (Mắm Trắng) là 21,17 tấn/ha. Tích lũy carbon đất cao nhất tại địa hình thấp (Mắm Trắng) với giá trị 304,70 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 303,88 tấn/ha và thấp nhất là địa hình trung bình (Đước Đôi) 292,55 tấn/ha. Tích lũy carbon giữa các tầng đất khác biệt có ý nghĩa thống kê và tăng dần khi càng xuống sâu.