Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2012)
TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN TRANSESTER HÓA DẦU DỪA BẰNG ETHANOL XÚC TÁC ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS
Abstract
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu điều kiện transester hóa dầu dừa bằng ethanol xúc tác enzyme Candida rugosa (LCR) và Porcine pancreas (LPP). Bằng phương pháp tối ưu hóa hàm đơn mục tiêu mô hình bậc một Box-Wilson, điều kiện tối ưu của phản ứng để thu được hiệu suất cao nhất đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất cao nhất tìm được là 0,76% (LCR) (nồng độ ethanol 98°, tốc độ khuấy 250 (vòng/phút), thời gian 6 h); và hiệu suất cao nhất đối với LPP là 0,82% (nồng độ ethanol 97°, tốc độ khuấy 225 (vòng/phút), thời gian 5,2 h). Ngoài ra, khi sử dụng mô hình bậc hai theo Box Behnken Design, các điều kiện cho xúc tác LCR tìm được là: nồng độ ethanol 98,0178°, tốc độ khuấy 214,085 (vòng/phút), thời gian 5,9999h. Dưới các điều kiện này thì hiệu suất phỏng đoán cao nhất là 0,8582% (nhưng thực tế chỉ là 0,815% khi các giá trị điều kiện thực nghiệm được làm tròn). Quy trình tương tự được áp dụng cho xúc tác LPP, kết quả tìm được là: nồng độ ethanol 98,3579°; tốc độ khuấy 248,5 (vòng/phút) và thời gian 6,9999 h; và hiệu suất phỏng đoán cao nhất là 0,8516% (thực tế là 0,752%). Kết luận rút ra thì nghiên cứu này là: với tối ưu bậc 1, cả 3 yếu tố khảo sát tỷ lệ thuận với hiệu suất đối với LCR; nhưng với LPP thì tốc độ khuấy và thời gian tỷ lệ thuận, còn nồng độ cồn tỷ lệ nghịch với hiệu suất. Với tối ưu hóa bậc hai, cả ba yếu tố đều tỷ lệ thuận với hiệu suất cho cả LCR và LPP.