Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2016)
Đánh giá tính chống chịu phèn nhôm của một số giống lúa MTL (Oryza sativa L.)
Abstract
Ảnh hưởng của Al3+ lên sự tăng trưởng ở các giai đoạn khác nhau của 25 giống lúa đã được khảo sát qua thanh lọc trên môi trường dinh dưỡng Yoshida có bổ sung Al3+ 30 ppm, với pH 4 ở giai đoạn mạ (14 ngày) và giai đoạn cây đẻ nhánh (15-45 ngày). Kiểu gen lúa được phân loại thành 3 nhóm: chống chịu, chống chịu vừa và nhạy cảm dựa trên chỉ số RTI (root tolerance index). Kết quả cho thấy không có sự ảnh hưởng của Al3+ lên tỉ lệ nảy mầm của các giống lúa. Tuy nhiên, chiều dài rễ, chiều cao cây giảm đáng kể ở hầu hết các giống lúa. Ở giai đoạn mạ, có 8 giống thể hiện tính chống chịu, 12 giống chống chịu vừa và 5 giống nhạy cảm với Al3+. Ở giai đoạn cây đẻ nhánh, chỉ số RTI trung bình giảm và số lượng giống nhạy cảm với Al3+ nhiều hơn so với ở giai đoạn mạ. Để đánh giá tính liên kết của dấu phân tử với gen chống chịu nhôm, hai dấu phân tử SSR RM215 và RM223 đã được sử dụng. Phân tích sản phẩm PCR cho thấy dấu phân tử RM223 nằm trên nhiễm sắc thể số 8 liên kết với gen chống chịu phèn nhôm.
Keywords