Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2012)

ÁP DỤNG CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG TRONG NGHIÊN CỨU SINH KẾ - TRƯỜNG HỢP XÃ ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

  • Nguyễn Văn Quỳnh Bôi,
  • Đoàn Thị Thanh Kiều

Journal volume & issue
no. 24b

Abstract

Read online

Mô phỏng theo chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index ? LVI) được đề xuất bởi Haln et al. (2009), nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương sinh kế xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory research). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số LVI đối với xã đảo Tam Hải phụ thuộc giảm dần theo các yếu tố chính là chiến lược sinh kế (M2), nguồn nước sử dụng (M5), thảm họa tự nhiên - biến đổi khí hậu (M7), đặc điểm hộ (M1), mạng lưới xã hội (M4), vốn tài chính (M6) và sức khỏe (M3) với các giá trị lần lượt là 0,361; 0,339; 0,207; 0,146; 0,053; 0,028 và 0,011. Chỉ số LVI là 0,212 chỉ ra rằng tính dễ tổn thương sinh kế không quá cao và giá trị các yếu tố chính dao động trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 0,4 (mức tổn thương lớn nhất) với khoảng dao động là 0,1. Chỉ số LVI-IPCC là -0,004 cho thấy khả năng tổn thương sinh kế trước biến đổi khí hậu ở mức trung bình. Sự phô bày (thể hiện của tác động) của xã do các tác động của biến đổi khí hậu tương đối cao đạt giá trị là 0,207 nhưng khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại, vốn tài chính và nguồn nước ở địa phương không cao với giá trị 0,178 và khả năng thích ứng của địa phương về mạng lưới xã hội, đặc điểm hộ và hoạt động sinh kế tương đối tốt đạt giá trị 0,229.

Keywords