Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Jul 2024)

Năng lượng xanh có làm giảm lạm phát: Kết quả thực nghiệm tại các quốc gia OECD và BRICS

  • Phạm Xuân Trường,
  • Nguyễn Huy Khánh,
  • Đinh Phương Hoa,
  • Nguyễn Đặng Quỳnh Anh,
  • Phan Thị Thanh Thủy,
  • Nguyễn Lê Hà Trang

DOI
https://doi.org/10.46223/HCMCOUJS.econ.vi.19.9.3171.2024
Journal volume & issue
Vol. 19, no. 9
pp. 50 – 64

Abstract

Read online

Giữa cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, một trong những giải pháp hiệu quả để ổn định khủng hoảng có liên quan mật thiết đến sử dụng năng lượng xanh. Năng lượng xanh sẽ có ít biến động về giá hơn năng lượng truyền thống nhưng giá của năng lượng xanh trong những giai đoạn đầu cao hơn do vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác và duy trì năng lượng xanh khá cao. Hiện nay, các nghiên cứu đang cho thấy tác động của năng lượng xanh tới lạm phát chưa được thống nhất, tại mỗi quốc gia khu vực chiều hướng tác động của mức độ sử dụng năng lượng xanh tới lạm phát lại khác nhau. 09/10 các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ năng lượng xanh nhiều nhất là các quốc gia nằm trong nhóm thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (Robertson, 2020) nhưng những nghiên cứu về tác động của năng lượng xanh tới lạm phát tại các quốc gia này vẫn chưa được chú ý. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy năng lượng xanh, được đo bằng tỷ lệ nguồn phát trên tổng số máy phát điện, có thể làm giảm lạm phát ở nhóm các quốc gia thuộc khối BRICS và OECD. Trong số các biến còn lại của mô hình nghiên cứu bao gồm GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ thất nghiệp, chỉ có duy nhất biến tăng trưởng GDP tăng làm lạm phát tăng, trong khi các biến còn lại có tác động ngược chiều đến lạm phát. Điều này cho thấy khi thu nhập tăng lên ở mức độ nhất định, gia tăng sử dụng năng lượng xanh sẽ giúp quốc gia đạt được mức lạm phát thấp hơn.

Keywords