Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2016)

Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác thích ứng điều kiện xâm nhập mặn tại tỉnh Hậu Giang

  • Lê Hồng Việt,
  • Trần Huỳnh Khanh,
  • Đỗ Bá Tân,
  • Châu Minh Khôi

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2016.099
Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Đa dạng hóa mô hình canh tác là một trong các biện pháp giúp nông dân trồng lúa thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích điều tra hiện trạng xâm nhập mặn, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác hiện tại và các mô hình thực nghiệm trên nền đất nhiễm phèn, mặn trồng lúa hai vụ tại tỉnh Hậu Giang. Ba xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn gồm Hỏa Tiến, Vĩnh Viễn A và Lương Nghĩa được chọn làm địa điểm thực hiện. Phỏng vấn nông hộ và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân là hai phương pháp chính được sử dụng để điều tra. Trên địa bàn ba xã xây dựng 5 mô hình canh tác thực nghiệm áp dụng luân canh cây trồng cạn trên nền đất lúa hai vụ gồm: đậu xanh – lúa – dưa hấu, bắp nếp – lúa – bắp nếp, lúa – dưa hấu – lúa, lúa – lúa – kết hợp nuôi cá và khoai lang – lúa – bắp nếp. Mỗi mô hình có diện tích thực hiện khoảng 1.000 m2,riêng mô hình lúa – lúa – kết hợp nuôi cá có diện tích 3.000 m2 và mỗi mô hình được thực hiện lặp lại ở 3 hộ liền kề nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có 5 mô hình canh tác chính bao gồm 2 vụ lúa, 3 vụ lúa, chuyên khóm, chuyên dưa hấu, chuyên mía; thời gian xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Các mô hình thực nghiệm khoai lang – lúa – bắp nếp, lúa – dưa hấu – lúa, lúa – lúa – cá, bắp nếp – lúa – bắp nếp, đậu xanh – lúa – dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình đối chứng (lúa – lúa), tỷ suất lợi nhuận biên của các mô hình thực nghiệm dao động trong khoảng từ 1,6 – đến 4,5 lần và thích hợp trong điều kiện xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu.

Keywords