Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Aug 2019)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN BI NĂNG LƯỢNG CAO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÁN VẬT LIỆU GRAPHEN ĐA LỚP TRONG CHẤT LỎNG

  • Tran Van Hau,
  • Pham Van Trinh,
  • Nguyen Phuong Hoai Nam,
  • Cao Thi Thanh,
  • Vu Dinh Lam,
  • Phan Ngoc Minh,
  • Bui Hung Thang

DOI
https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1C.5294
Journal volume & issue
Vol. 128, no. 1C
pp. 35 – 42

Abstract

Read online

Độ ổn định phân tán vật liệu graphen trong chất lỏng đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như trong chất lỏng nano, vật liệu tổ hợp, lĩnh vực y sinh, v.v. Do kích thước của vật liệu graphen ảnh hưởng lớn đến sự phân tán và độ ổn định của graphene, nên chúng tôi hướng đến cách tiếp cận rất mới là sử dụng phương pháp nghiền bi năng lượng cao nhằm giảm kích thước và tăng diện tích bề mặt riêng cho vật liệu graphen đa lớp (GNPs). Các phép đo bề mặt (FE-SEM), quang phổ Raman, phổ hấp thụ hồng ngoại FTIR, phép đo diện tích bề mặt riêng (BET) được sử dụng để đánh giá các đặc tính vật liệu, khả năng phân tán và độ ổn định phân tán trong chất lỏng của vật liệu GNPs sau khi nghiền. Kết quả cho thấy nghiền bi năng lượng cao là phương pháp rất hiệu quả để nâng cao khả năng phân tán và độ ổn định của vật liệu GNPs trong chất lỏng. Vật liệu GNPs được nghiền trong 5 giờ có kích thước bề mặt 218 nm; diện tích bề mặt là 196,63 m2/g, tăng 555% so với vật liệu graphen ban đầu; độ ổn định phân tán tốt nhất với thế zeta đo được là 29,2 mV.

Keywords