Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2024)

Ảnh hưởng của kích thích tố khác nhau đến sinh sản của cá sát sọc (Pangasius macronema Bleeker, 1851)

  • Tran Đông Phương An,
  • Bùi Minh Tâm,
  • Phạm Thanh Liêm,
  • Trần Ngọc Hoài Nhân,
  • Nguyễn Văn Triều

DOI
https://doi.org/10.22144/ctujos.2024.307
Journal volume & issue
Vol. 60, no. 3

Abstract

Read online

Cá sát sọc (Pangasius macronema) là loài có giá trị kinh tế và đã nuôi trong lồng ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam sử dụng giống tự nhiên. Nghiên cứu này nhằm xác định loại và liều lượng kích thích tố có hiệu quả để kích thích cá sinh sản. Nghiên cứu được thực hiện với hormone HCG và Ovaprim ảnh hưởng lên sự rụng trứng của cá. Thí nghiệm với HCG gồm 4 nghiệm thức (NT) với liều tiêm khác nhau và 3 lần lặp lại: NT 1.1 (5.000 UI/kg), NT 1.2 (5.500 UI/kg), NT1.3 (6.000 UI/kg) và NT1.4 (6.500 UI/kg) cho cá cái. Thí nghiệm với ovaprim gồm 3 nghiệm thức với các liều gồm: NT2.1 (0,4 mL/kg), NT 2.2 (0,5 mL/kg) và NT 2.3 (0,6 mL/kg) cho cá cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy, HCG ở liều 6.000 UI/kg cá cái (NT1.3) có hiệu quả tốt với tỷ lệ rụng trứng 77,33%, sức sinh sản tương đối thực tế 48.009 trứng/kg cá cái, tỉ lệ thụ tinh 70,31% và tỷ lệ nở 66,58%. Ovaprim với liệu 0,4-0,6ml/kg cá cái chưa có hiệu quả kích thích cá rụng trứng.

Keywords