Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2019)

Khảo sát môi trường nuôi cấy nấm Vân chi đỏ (Trametes sanguinea (L.) Imazeki)

  • Nguyễn Diễm My,
  • Nguyễn Phạm Anh Thi,
  • Trần Nhân Dũng,
  • Đỗ Tấn Khang

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.057
Journal volume & issue
Vol. 55, no. CĐ Công nghệ Sinh học

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Vân chi đỏ Trametes sanguinea (L.) Imazeki ở các giai đoạn khác nhau. Môi trường phân lập nấm được khảo sát là môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) có hoặc không bổ sung nước dừa. Giai đoạn giống cấp 2 được khảo sát dựa trên sự phát triển của tơ nấm trên môi trường hạt lúa bổ sung mạt cưa, cám gạo và bột bắp. Ở giai đoạn giống cấp 3, môi trường thân khoai mì được khảo sát với sự bổ sung mạt cưa, bột bắp và cám gạo với tỷ lệ khác nhau. Cuối cùng là giai đoạn hình thành quả thể, tỷ lệ phối trộn giữa mạt cưa cao su và bột bắp thích hợp để sản xuất nấm Vân chi đỏ cho năng suất cao được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy khuẩn ty nấm phát triển tốt nhất trên môi trường PDA bổ sung nước dừa (1,94 cm/ngày) và phát triển tốt nhất trên môi trường hạt lúa bổ sung 5% mạt cưa và 5% bột bắp (0,84 cm/ngày). Ở môi trường nhân giống cấp 2 trên hạt lúa nghiệm thức bổ sung 5% mạt cưa và 5% bột bắp có tốc độ lan tơ nhanh nhất (0,84cm/ngày). Đối với thí nghiệm khảo sát trên thân khoai mì cho thấy khoai mì bổ sung 10% bột bắp cho tốc độ lan tơ nhanh nhất (0,88 cm/ngày). Năng suất nấm được ghi nhận là cao nhất khi trồng trên cơ chất mạt cưa cao su bổ sung 10% bột bắp cho kết quả cao nhất về năng suất trọng lượng tươi 95,76 g/bịch (1 kg cơ chất).

Keywords