Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2019)

Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của nấm hầu thủ (Hericium erinaceus)

  • Vũ Kim Thảo,
  • Trần Nhân Dũng,
  • Bùi Thị Minh Diệu,
  • Đỗ Tấn Khang

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.052
Journal volume & issue
Vol. 55, no. CĐ Công nghệ Sinh học

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra quy trình trồng nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) bằng tận dụng các nguồn cơ chất là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Môi trường phân lập nấm là môi trường Mizuno, PDA và PDA có bổ sung 20% nước dừa. Môi trường hạt bao gồm hạt lúa, hạt gạo lức và hạt bắp. Cơ chất trồng quả thể nấm bao gồm mạt cưa cao su, bã mía, rơm và mụn dừa được kết hợp ở nhiều tỉ lệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường PDA có bổ sung 20% nước dừa và môi trường Mizuno cho kết quả lan tơ nhanh hơn môi trường PDA. Môi trường hạt lúa và hạt bắp cho khả năng lan tơ nhanh (0,39 cm/ngày). Về cơ chất để sản xuất quả thể, nghiệm thức kết hợp 70% bã mía và 30% rơm cho kết quả tốt nhất (94,03 g/bịch, 400 g cơ chất) khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 100% bã mía. Hàm lượng polysaccharide dao động từ 18,00 đến 26,2% khối lượng khô trên các cơ chất khác nhau, trong đó nghiệm thức 100% bã mía cho hàm lượng polysaccharide cao nhất (26,23%). Dựa trên các chỉ tiêu năng suất và hàm lượng polysaccharide cho thấy nghiệm thức 70% bã mía và 30% rơm là phù hợp nhất.

Keywords