Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2018)
Đánh giá khả năng chịu mặn của 12 giống lúa địa phương tỉnh Trà Vinh bằng dấu phân tử DNA và chỉ tiêu K+/Na+ ở lúa
Abstract
Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn của 12 giống lúa tỉnh Trà Vinh qua khả năng hấp thụ K+/Na+ và tỷ lệ sống sót sau khi xử lý mặn ở nồng độ 6‰ NaCl trong môi trường dinh dưỡng Yoshida kết hợp với dấu phân tử RM336, RM10825 và RM10793. Kết quả cho thấy, các giống lúa Chim Vàng, Ba Túc, ST5, Bạc Liêu, Lúa Sỏi, Một Bụi Đỏ, TV13 và Trắng Tép có kiểu gen tại các loci RM10825 và RM10793 tương tự như giống đối chứng Pokkali (cho sản phẩm PCR là 85bp với RM10793 và 137bp với RM10825) và đều cho tỷ lệ K+/Na+hấp thụ tương ứng. Chứng tỏ các giống lúa này có kiểu gen chống chịu mặn tương tự như đối chứng Pokkali. Dấu phân tử RM336 đã giúp xác định được các giống lúa Tài Nguyên Hạt Tròn, Ba Túc, ST5, Tài Nguyên, Bạc Liêu, Lúa Sỏi, Một Bụi Đỏ, Trắng Tép có thể mang QTL qPH7.1s (cùng có band 164 bp như Pokkali) và cũng đều cho tỷ lệ tăng chiều cao tốt trong điều kiện mặn ở nồng độ muối 6‰. Tuy nhiên, hai giống Lúa Sỏi và Một Bụi Đỏ cho thấy các đặc tính chịu mặn vượt trội qua khả năng tăng trưởngchiều cao cây và hấp thu ion K+ và Na+. Kết quả này cho thấy các giống lúa khảo sát hiện diệnvị trí tính trạng số lượng (QTL) quy định tínhchống chịu mặn như giống chuẩn chống chịu Pokkali và cũng là cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo
Keywords