Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2018)

Ảnh hưởng của pH và chất khô hòa tan đến quá trình lên men rượu từ xơ mít (Artocarpus heterophyllus) giống Thái Lan

  • Tống Thị Ánh Ngọc,
  • Bùi Thị Ánh Ngọc,
  • Nguyễn Thị Mỹ Ngọc,
  • Ngô Minh Quang

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2018.084
Journal volume & issue
Vol. 54, no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Việc tận dụng xơ mít trong quá trình lên men rượu được nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cũng như góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu khảo sát pH từ 4,0-5,0 và hàm lượng chất khô hòa tan từ 21-25oBrix. Kết quả nhận thấy điều kiện thích hợp cho quá trình lên men rượu từ xơ mít là pH 4,0 và 23oBrix; cụ thể sản phẩm thu được có độ cồn cao (15%) cũng như lượng đường sót trong dịch lên men thấp (0,47%) sau 9 ngày lên men. Ngoài ra, đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát sinh khối của nấm men trong suốt quá trình lên men, mật số nấm men tăng nhanh từ ngày đầu tiên đến ngày 6 và giảm dần từ ngày 6 đến ngày 12. Nghiên cứu cũng nhận thấy sự tương quan cao giữa các chỉ tiêu: tỉ trọng và độ cồn (r = -0,909), oBrix của dịch lên men và đường sót (r = 0,97) và tỉ trọng và đường sót (r = 0,969).Vì vậy, tỉ trọng có thể được dùng để dự đoán độ cồn và đường sót trong quá trình lên men và oBrix có thể dùng để ước tính hàm lượng đường sót.

Keywords