Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa học Xã hội (Mar 2022)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trực tuyến tại các trường đại học trong bối cảnh COVID-19: Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng

  • Lê Thái Phượng

DOI
https://doi.org/10.46223/HCMCOUJS.soci.vi.17.1.2112.2022
Journal volume & issue
Vol. 17, no. 1
pp. 20 – 31

Abstract

Read online

Đại dịch COVID-19 đã tạo áp lực đối với ngành giáo dục nhưng qua đó cũng tạo cơ hội và động lực để ngành giáo dục tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số. Các trường đại học hiện nay đều chọn phương pháp học trực tuyến để đảm bảo an toàn và tính chủ động trong bối cảnh hiện tại. Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học trực tuyến trong bối cảnh COVID-19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từ cuộc khảo sát 424 sinh viên của một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy 6 nhân tố tác động đến chất lượng học trực tuyến trong bối cảnh COVID-19 gồm: (1) Thiết kế giảng dạy; (2) Nội dung giảng dạy; (3) Đặc điểm giảng viên; (4) Đặc điểm sinh viên; (5) Hỗ trợ công nghệ; (6) Điều kiện học tập. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý đối với giảng viên, sinh viên và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến. ABSTRACT The COVID-19 pandemic has put pressure on the education industry, but it also creates opportunities and impetus for the education industry to approach the trend of digital transformation. Currently, universities are choosing online learning methods to ensure safety and initiative in the current context. This study aims to determine the factors affecting the quality of E-Learning during COVID – 19 pandemic. The regression analysis results from a survey of 424 students at several universities in the city of Danang showed that 6 factors included: (1) Course design; (2) Course content; (3) Lecturer characteristics; (4) Student characteristics; (5) Technolgy support; (6) learning conditions. The analysis results will suggest some orientations for lecturer, student and university to enhance the quality of E-Learning.

Keywords