Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Sep 2023)

SO SÁNH KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CỦA piperidin-1-ylmethanephosphonic acid VÀ piperidin-1-ylmethanesulfonic acid BẰNG TÍNH TOÁN HÓA LƯỢNG TỬ

  • Dinh Quy Huong

DOI
https://doi.org/10.26459/hueunijns.v132i1C.7092
Journal volume & issue
Vol. 132, no. 1C

Abstract

Read online

Các thông số hóa học lượng tử liên quan đến hoạt động ức chế ăn mòn của hợp chất PPA (piperidin-1-ylmethanephosphonic acid) và PSA (piperidin-1-ylmethanesulfonic acid) như năng lượng của obitan phân tử bị chiếm cao nhất (EHOMO), năng lượng của obitan phân tử không bị chiếm thấp nhất (ELUMO), khoảng cách năng lượng (ΔEL-H), độ cứng hóa học (η), độ mềm (S), số lượng electron trao đổi giữa kim loại và chất ức chế ăn mòn (ΔN) đã được tính toán ở mức lý thuyết B3LYP/6-311++G(d,p). Kết quả cho thấy PPA có khả năng ức chế ăn mòn thép tốt hơn PSA. Bên cạnh đó, nghiên cứu động lực học phân tử đã cho thấy được cấu hình hấp phụ của các phân tử chất ức chế bị proton hóa trên bề mặt Fe(110). Năng lượng liên kết của pPPA-N và pPSA-N đối với bề mặt Fe(110) lần lượt có các giá trị là -570,43 và 558,17 kJ/mol. Điều này một lần nữa khẳng định khả năng bảo vệ bề mặt Fe tốt của PPA so với PSA trong môi trường axit.

Keywords