Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2014)
ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Abstract
Lượng rơm rạ sau thu hoạch và các biện pháp sử dụng rơm rạ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được khảo sát thông qua phỏng vấn kết hợp thu mẫu trên đồng ruộng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy có 6 hình thức quản lý và xử lý lượng rơm rạ được người dân lựa chọn phổ biến là đốt rơm, vùi rơm, trồng nấm, chăn nuôi, bán và cho người khác. Các hình thức xử lý rơm trên ruộng thay đổi tùy theo mùa vụ. ở vụ Đông Xuân, đốt rơm là hình thức được sử dụng phổ biến nhất (98,2%), còn lại trồng nấm, bán rơm, cho rơm chiếm tỷ lệ rất thấp. ở vụ Hè Thu, tỷ lệ đốt rơm giảm xuống còn 89,7%, vùi rơm chiếm 6,7%. Vụ Thu Đông có tỷ lệ đốt rơm thấp nhất (54,1%), tỷ lệ vùi rơm tại ruộng khá cao (26,1%), kế đến là trồng nấm (8,1%), các hình thức khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả ước tính lượng rơm rạ phát sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 vào khoảng 26,2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 20,9 triệu tấn/năm là người dân đốt. Lượng rơm đốt ước tính hằng năm phát thải 17,95 triệu tấn CO2, 485,58 nghìn tấn CO và 10,38 nghìn tấn NOx vào khí quyển. Kết quả điều tra còn ghi nhận đa số nông dân đều có khuynh hướng giữ nguyên tập quán đốt rơm trong các năm tiếp theo.