Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2019)

Giải pháp phát triển ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang

  • Nguyễn Thùy Trang,
  • Cao Hoàng Thu Thảo,
  • Võ Hồng Tú

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.056
Journal volume & issue
Vol. 55, no. 2

Abstract

Read online

Mặc dù Hậu Giang là tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh về sản xuất mía nhưng do giá mía thường xuyên biến động dẫn đến nhiều nông hộ đã chuyển đổi mô hình sản xuất. Sự chuyển đổi này đã gây ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của vùng nguyên liệu và sinh kế của nông hộ trồng mía. Do vậy, nhu cầu nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường nhằm góp phần đề xuất giải pháp ổn định sinh kế nông hộ trồng mía và phát triển ổn định ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang là rất cần thiết. Nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp 325 quan sát với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị mía đường của tỉnh gồm 13 kênh và đều là kênh nội địa. Về phân phối giá trị thì công ty chế biến đường có tổng lợi nhuận cao nhất với 77,013 tỷ đồng/năm, chiếm 64,48%, kế đến là thương lái với 28,989 tỷ đồng/năm, tiếp theo là người sản xuất với 13,422 tỷ đồng/năm và cuối cùng là người bán lẻ với 0,016 tỷ đồng/năm. Để phát triển ổn định chuỗi giá trị mía đường, các công ty chế biến đường cần đồng hành chia sẻ với nông dân trồng mía bằng hình thức đầu tư giống có năng suất cao và đẩy mạnh công tác cơ giới hóa để giảm giá thành và tăng thu nhập cho nông hộ trồng mía. Bên cạnh đó, nông hộ cần tập trung quản lý hiệu quả nguồn lực đầu vào, đặc biệt lượng giống để tiết giảm chi phí.

Keywords