Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2009)

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SÂU XẾP LÁ ĐẬU PHỘNG ARCHIPS MICACERANA WALKER VÀ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM XANH METARHIZIUM ANISOPLIAE SOROKIN ĐỐI DỊCH HẠI NÀY TẠI TRÀ VINH

  • Trần Văn Hai,
  • Phạm Kim Sơn,
  • Trịnh Thị Xuân

Journal volume & issue
no. 11a

Abstract

Read online

Vòng đời của sâu xếp lá đậu phộng (SXL) từ 25 đến 34 ngày, trong đó giai đoạn trứng nở từ 6 đến 10 ngày. ấu trùng có chiều dài trung bình là 16,44mm, màu hơi nâu, trên vỏ đầu có màu đen bóng, trải qua 6 lần lột xác với khoảng từ 17 đến 22 ngày, gây hại bằng cách tấn công vào các lá non. Nhộng sâu xếp lá có màu đen nâu, chiều dài khoảng 12,4 mm và kéo dài khoảng 5-10 ngày. Sải cánh của thành trùng là từ 9,5 đến 10,7mm, sau khi bắt cặp mỗi thành trùng cái đẻ khoảng 438 đến 881 trứng; thời gian sống của thành trùng là 9 đến 14 ngày. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) với nồng độ 108bào tử/mL có khả năng phòng trừ sâu xếp lá đậu phộng Archips micacerana. Độ hữu hiệu của các chủng nấm Ma7-CT, Ma9-TV và Ma11-TV có hiệu lực trên 92% sau 17 ngày xử lý?. Trong điều kiện nhà lưới, các chế phẩm sinh học đều tỏ ra có hiệu quả khá cao trong phòng trừ sâu xếp lá từ 55 đến 80% sau 12 ngày phun. Các chế phẩm này được áp dụng ngoài đồng tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh cho thấy rất có hiệu quả phòng trừ sâu xếp lá từ 40 đến 50% và năng suất đạt từ 2,9 đến 3,0 tấn/ha (chế phẩm Ma-ĐHCT và hỗn hợp cả ba loại chế phẩm).

Keywords