Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Mar 2020)

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH DỤC TỐ LÊN ĐỘNG THÁI SINH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CẦY VÒI HƯƠNG (Paradoxurus hermaphroditus) CHẬM ĐỘNG DỤC

  • Nguyen Thi Thu Hien,
  • Nguyen Thi Phuong Thao,
  • Nguyen Thanh Binh

DOI
https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v129i1A.5368
Journal volume & issue
Vol. 129, no. 1A
pp. 21 – 29

Abstract

Read online

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu quả của kích dục tố (PMSG – pregnant mare serum gonadotropin, HCG – human chorionic gonadotropin) lên thời gian xuất hiện, thời gian kéo dài động dục và hiệu suất sinh sản trên đối tượng cầy vòi hương chậm động dục. Thí nghiệm được tiến hành trên 54 cá thể cầy vòi hương cái và 42 cá thể cầy đực tại trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai và trang trại động vật hoang dã Thanh Long. Chế phẩm PMSG/HCG (Gestavet –Vương quốc Anh) được tiêm bắp theo 3 công thức CT1: 20 IU PMSG + 10 IU HCG; CT2: 30 IU PMSG + 15 IU HCG; CT3: 40 IU PMSG + 20 IU HCG. Kết quả cho thấy thời gian xuất hiện động dục trung bình từ 1,1 ngày đến 2,6 ngày sau khi tiêm kích dục tố. CT3 có tác động động dục sớm nhất. Thời gian động dục kéo dài từ 2,9 đến 3,9 ngày; thời gian động dục ngắn nhất ở CT1 và dài nhất ở CT3 (p < 0,05). Tỉ lệ cầy động dục và mang thai tăng so với đối chứng ở tất cả các nhóm cầy thí nghiệm. Số con sinh ra trung bình từ 1,67 đến 3,25 con/lứa và cao nhất ở CT3 (p < 0,05). Khối lượng con sơ sinh từ 94,02 đến 97,25 g/cá thể. Kết quả cho thấy có thể áp dụng công thức CT3 có hiệu quả cho việc điều trị sự chậm lên giống lần đầu ở cầy tơ và trì hoãn động dục lại ở cầy cái sau khi sinh con.

Keywords