Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2010)
TÍNH ĐA DẠNG PHẨM CHẤT CỦA TRÁI ĐU ĐỦ (CARICA PAPAYA L.) HÌNH THON DÀI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Abstract
Đu đủ là một trong các loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Đu đủ không những có hương vị ngọt ngào mà còn rất giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là b-Carotene, loại trái cây này có thể được xem như là một nguồn cung cấp tiền tố vitamin A rất dồi dào. 90 trái đu đủ dạng dài được thu từ 30 cây trong địa bàn thành phố Cần Thơ được phân tích nhằm xác định hàm lượng b-Carotene, độ Brix và độ ẩm của thịt trái, đồng thời đánh giá mức độ đa dạng di truyền bằng phương pháp điện di protein SDS-PAGE trên hột. Kết quả cho thấy hàm lượng b-Carotene trong thịt trái đu đủ biến thiên 1,68 ppm đến 5,62 ppm (tính trên vật chất khô), độ Brix từ 7,9% đến 11,4%, độ ẩm dao động trong khoảng 82,20% đến 91,45%, và trọng lượng trái trung bình từ 0,6kg đến 1,92kg. Kết quả phân tích đa dạng di truyền protein với SENA = 1,23; HEP = 0,55 và Ho = 5,67. Chứng tỏ quần thể đu đủ trái thon dài tại thành phố Cần Thơ có độ đa dạng di truyền cao, điều này giải thích cho sự khác biệt khá lớn về phẩm chất của các mẫu. Sau khi phân tích đã tuyển chọn được 6 cây có độ Brix cao đó là cây 12 (14,07%); 13 (13,10%); 17 (13,03%); 11 (12,23%); 19 (12,07%); 30 (12%) và 6 cây có hàm lượng b-Carotene cao là: cây 10 (5,62 ppm); 7 (5,26 ppm); 6 (4,63 ppm); 15 (4,43 ppm); 20 (4,37 ppm); 28 (4,35 ppm), là nguồn vật liệu tốt phục vụ cho công tác chọn giống đu đủ.