Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Jul 2019)

CHIẾT XUẤT GLUTEN TỪ BỘT LÚA MÌ CHO SẢN XUẤT BAO BÌ ĂN ĐƯỢC

  • Nguyen Kim Dong,
  • Nguyen Van Ba,
  • Dang Ngoc Quy,
  • Lam Thi Kim Ngan

DOI
https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1C.5190
Journal volume & issue
Vol. 128, no. 1C
pp. 127 – 134

Abstract

Read online

Hai loại bột lúa mì được sử dụng là C1 (hàm lượng gluten cao) và C2 (hàm lượng gluten thấp) dùng để chiết xuất gluten và sử dụng gluten để chế tạo màng ăn được. Hàm lượng gluten khô và gluten ướt của bột C1 cao hơn so với của bột C2. Loại dung môi chiết xuất lần lượt là nước, nước/etanol (1:1, v.v), nước muối NaCl 2% và thời gian chiết xuất là 7, 14 và 21 phút. Lượng glycerol sử dụng để tạo mànglần lượt là 3, 4, 5, 6 và 7 g cho quá trình tạo màng. Kết quả cho thấy dung dịch nước muối 2% với thời gian rửa là 21 phút cho gluten với độ tinh khiết cao nhất. Độ bền kéo giảm từ 1,630 đến 0,628 g/mm2 và độ giãn dài tăng từ 4,32 đến 22,14% với sự gia tăng lượng glycerol. Màng chế tạo từ loại bột mì C1 có độ bền xuyên thủng cao hơn từ C2. Khi lượng glycerol tăng thì độ bền xuyên thủng của màng giảm, trong khi đó tốc độ truyền hơi nước tăng lên. Độ hòa tan trong nước và HCl của màng chế tạo từ bột lúa mì C1 thấp hơn so với màng chế tạo từ C2. Hàm lượng gluten có ảnh hưởng đáng kể đến các tính chất của màng như độ thấm hơi nước, độ bền kéo và độ giãn dài, độ bền xuyên thủng, độ hòa tan trong HCl và độ hòa tan trong nước.