Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2021)

Nghiên cứu thu hồi và đánh giá các tính chất của kết tủa struvite từ nước thải

  • Trần Đăng Khoa,
  • Lê Như Hoàng Anh,
  • Trần Trọng Trí,
  • Nguyễn Thị Diễm Trinh,
  • Huỳnh Thị Ngọc Huyền,
  • Nguyễn Hoàng Chiều,
  • Nguyễn Trường Thi,
  • Đỗ Thị Minh Hiếu,
  • Nguyễn Quang Long,
  • Lê Minh Viễn

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.175
Journal volume & issue
Vol. 57, no. 6

Abstract

Read online

Việc loại bỏ N và P ở nồng độ cao ra khỏi nguồn nước thải là một vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước. Mục đích của nghiên cứu này là thu hồi N và P từ nước thải thực thông qua quá trình kết tinh ở các điều kiện công nghệ khác nhau. Struvite (Magie amoni photphat hydrat, MgNH4PO4.6H2O thu hồi từ nước thải thực có nồng độ N và P cao đã được nghiên cứu. Ảnh hưởng của pH, tỷ lệ mol Mg/P, nhiệt độ kết tủa và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi struvite đã được thảo luận. Kết quả cho thấy pH và tỷ lệ mol Mg/P là các thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi P thông qua struvite. Hiệu suất thu hồi struvite đạt 95,2±3,1 % ở pH 8,3, tỷ lệ mol Mg/P là 1:1, ở 30°C và thời gian phản ứng là 90 phút và thời gian làm già là 60 phút. Hơn nữa, nhiệt độ kết tinh trong khoảng 20-40°C ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu suất kết tinh struvite. Nhiễu xạ tia X (XRD) xác nhận sự hình thành cấu trúc struvite được thu hồi từ nguồn nước thải thực. Struvite thu được từ nước thải có chứa hàm lượng dinh dưỡng (Mg, N và P) cao được đề xuất làm phân bón tan chậm cho các ứng dụng nông nghiệp.

Keywords