Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2024)
Diễn biến chất lượng nước ao tôm - rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau
Abstract
Nghiên cứu này nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nước trong mô hình tôm – rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau trong 12 tháng. Mẫu nước được thu hàng tháng tại 9 đầm tôm. Kết quả ghi nhận chất lượng môi trường nước trong các đầm tôm – rừng khá biến động, đặc biệt vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 trong năm. Tuy nhiên, các chỉ số vẫn trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm, cua hay các đối tượng khác trong đầm. Độ mặn tại các ao nuôi khá cao, trung bình là 27,8±3,7‰, dao động từ 15,7~34,0‰. Các hàm lượng đạm (TAN:NH3/NH4+, NO2-; NO3-) và lân (PO43-) hòa tan trong nước ở mức thấp. Khí H2S trong nước ở mức thấp, không ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. Diện tích rừng trong ao nuôi ảnh hưởng đến hàm lượng TN, TP và chlorophyll-a trong nước, có thể gây phú dưỡng, ô nhiễm thủy vực. Hàm lượng TSS khá cao nên chú ý khi lấy nước vào ao nuôi, đặc biệt vào các thời điểm thả giống.
Keywords